Cách thức Săn lợn rừng

Cuộc săn lợn rừng là một hình thức săn bắt hay săn bắn heo rừng được thực hiện bởi các cá nhân, hoặc nhóm người đi bộ hoặc cưỡi ngựa sử dụng một giáo đâm lợn chuyên dụng ở châu Âu. Giáo đâm lợn đôi khi trang bị một cái ngạnh bảo vệ để ngăn chặn con thú khi tức giận lao cả cơ thể của nó tiếp tục tấn công sát thủ của mình trước khi chết. Ở Ba Tư thợ săn quý tộc sử dụng voi để đuổi theo con lợn và bao vây chúng trong vùng đầm lầy. Các thợ săn sau đó sẽ sử dụng một cây cung để bắn lợn đực từ một chiếc thuyền. Vì lợn rừng có mũi rất thính nên thợ săn lợn rừng phải đứng ở cuối chiều gió mới săn được nó,[16] heo rừng ngửi được hơi người lạ chúng rất tinh, chỉ cần có một dấu hiệu lạ là chúng không bao giờ quay trở lại nữa.

Để đi săn, thợ săn thường phải sắm bộ đồ nghề gồm lưới săn, chó săn rồi cây giáo. Lưới săn được đan bằng dây cói to bằng đầu ngón tay cái, rất chắc chắn. Mỗi tay lưới dài khoảng 150 mét, khá nặng, phải hai người khiêng mới nổi, Kế đến là giáo, tức loại vũ khí dài khoảng mét sáu, đầu bịt sắt nhọn, dùng để đâm khi thú mắc lưới. Để sắm đủ lưới, nuôi bầy chó săn thiện chiến ấy, cả giáo, thợ săn mất khá nhiều tiền.[11] Ở một số nơi thuộc Việt Nam, mùa săn heo rừng hằng năm bắt đầu từ tháng Chạp đến tháng Giêng âm lịch, trùng thời điểm trước và sau Tết cổ truyền, nhất là trong kỳ thu hoạch khoai sắn, khi có nhiều heo từ trong rừng sâu lẻn ra kiếm thức ăn. Tuy nhiên, khi phát hiện thấy có dấu chân heo là người ta tổ chức đi săn, bất kể ngày giờ. Địa điểm đi săn thường là nơi tập trung nhiều heo rừng.

Chó săn

Bài chi tiết: Chó săn
Họa phẩm về một con chó săn đang tấn công lợn rừng

Khi săn heo việc truy đuổi của những chú chó săn là đặc biệt quan trọng.[8] Huấn luyện viên Jose Mourinho là một tay huấn luyện chó cừ khôi đã phát biểu rằng Dùng tiền đạo săn bàn cũng như dùng chó săn lợn rừng. Bạn không thể đi săn với một con mèo[17] Những con chó săn đã được sử dụng để săn lợn rừng từ thời cổ đại. Chó săn heo rừng được chia thành hai loại loại chó rượt đuổi, và những con chó vây bắt. Những con chó săn quấy rối và săn lùng heo rừng, giữ nó dồn ở một nơi và sủa ầm ĩ để báo động cho các thợ săn đến địa điểm, do đó các thợ săn có thể bắt kịp và giết heo rừng. Người ta thường sử dụng các loại chó Cur như Leopard Cur, Rhodesian Ridgeback, Blackmouth Cur, Blue Lacy, Catahoula và những chó săn chuyên đánh hơi mùi hương như Walker Hound, Foxhound, Plott Hound và Berner Niederlaufhund.

Chó săn, ở Việt Nam ngày xưa gọi là mun săn. Hồi đầu thế kỷ XX, nhiều người có trang bị có bầy chó săn đông đến 13 con. Trong đó, có con chó săn đầu đàn cực kỳ tinh khôn. Việc mua và nuôi bầy chó săn không đơn giản, phải là những gia đình có điều kiện ít ra họ cũng xuất thân từ tầng lớp trung nông, phú nông.[11] Những chú chó ở đây được chọn cũng rất công phu, chúng phải là những con chó có máu mặt, tai nhỏ và sức rướn, biết đánh hơi và theo sát con mồi. Những chú chó được chọn thường là chó nhà phú nông, hoặc tầng lớp trung lưu thường bị xiềng xích để tạo tính hung dữ và khôn lanh.[8] Trong những khu rừng nhỏ tiếp giáp với đồng cỏ ở Đà Lạt, người Thượng dùng chó, dáo mác để săn nai và heo rừng.[18] Người ta dẫn theo đàn chó săn 4- năm con chó săn để săn heo rừng ở vùng U Minh đây là những con chó lai, mỗi con nặng 30– 40 kg, được huấn luyện để săn thú rừng, nhiều nhất là heo, khi phát hiện con thú rừng, chó sẽ bao vây tấn công, người thợ săn phải nhanh chóng chọn hướng tấn công, dùng mác dâm thẳng vào cổ hoặc kẹt nách để hạ gục con mồi.[19]

Những con chó chuyên vây bắt con lợn, chúng bám chặt vào con lợn với hàm của mình, điển hình là việc chúng táp và cấu vào tai của lợn (cú cắt kéo). Một khi nó bắt được con lợn, chúng sẽ giữ chặt con lợn băng cách vít đầu đầu con lợn xuống và ghì chặt cho đến khi các thợ săn đến. Các thợ săn sau đó chạy ra phía sau con lợn và giết nó bằng dao hoặc thương, trừ khi mục tiêu là bắt sống. Trong trường hợp bắt sống, các thợ săn sẽ tóm và nâng cao một chân phía sau, lật con lợn nằm ngửa và buộc chặt chân của lợn. Những con chó vây bắt thường là các giống chó khỏe như Bully, chẳng hạn như giống như Bulldog Mỹ, Pit Bull, Staffordshire Bull Terrier, Boxer, Bullmastiff, chó ngao, Cane Corso, Dogo Argentino, Dogue de Bordeaux, Great Dane, Neapolitan Mastiff. Ở Việt Nam, tại vùng rừng U Minh Hạ này nhiều thú lắm đặc biệt là heo rừng chạy thành từng đàn trong rừng. Chỉ với một bầy chó săn và một dàn bẫy người ta có thể bắt được hàng chục con heo rừng và các loài thú khác.[20]

Họa phẩm về một bầy chó săn đang săn lợn rừng

Để săn được lợn rừng, ngoài người thợ săn bắn giỏi họ còn huấn luyện thêm một đội chó săn tinh luyện để cùng hỗ trợ. Mỗi lần đi săn lợn rừng, phường săn mang theo ít nhất ba con chó săn để đuổi bắt. Tuy nhiên, cũng có những khi chó săn bị lợn rừng húc chết.[21] Đó là trường hợp những con chó quá liều lĩnh khi tấn công trực tiếp vào heo rừng và bị nó dùng nanh đánh gục.[8] Năm 2013, tại Nghệ An, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng vây bắt một con lợn rừng gồm hàng trăm người với gậy gộc, lưới và chó săn đổ xô đến vây bắt nhưng quậy nát một số vạt lúa của nhiều hộ dân xóm và cắn chết một con chó săn. Do con lợn bị người dân dồn ép, đuổi bắt từ mấy ngày qua nên nó bức bí và trở nên hung hãn, hễ gặp người là tấn công, và đến chiều cùng ngày lực lượng này mới bắt được con lợn hung hãn.[22]

Đặc biệt là tại vùng U Minh Hạ có con lợn rừng độc chiếc gọi là Ông Chảng, nặng tới 180 kg, vốn là một con lợn rừng đã trúng bẫy nhưng con này vô cùng hung dữ. Để thoát bẫy, nó tự cắn đứt chân mình và khi bị mất chân, nó càng hung dữ hơn, khi nó kiếm ăn ở khu rừng ven ấp và hễ gặp người là tấn công. Nhiều người chạy thục mạng khi gặp con lợn này. Con lợn độc chiếc tấn công, hai cái răng nanh sắc nhọn như lưỡi dao của nó vô cùng nguy hiểm. Nó đã giết 4 trong số 06 con chó săn, nó đã 4 lần dùng răng nanh húc lòi ruột chó, rồi ngoạm đứt họng chó, sau đó nó tiếp tục húc chết thêm một con chó săn đầu đàn, sau đó thì bị thợ săn giết chết bằng mũi giáo đã thọc ngập mang tai,[9] cụ thể là khi phát hiện con heo rừng đang núp trong lùm mịt mùng chang đước và cây ráng. Bầy chó săn bao vây, sủa vang động báo hiệu thì con lợn từ trong bụi rậm đã nhảy phóc ra ngoài, trực diện tấn công con chó đầu đàn, nó đánh bằng nanh một phát lòi ruột con chó đầu đàn.[23]

Bẫy

Bẫy heo cũng là một kỹ thuật cũng được sử dụng cho săn bắn và kiểm soát chó hoang. Nhiều loại bẫy tồn tại và bao gồm thiết kế như vậy là kiểu bẫy hình số 6 hoặc hình trái tim. Heo thường được bắt siết chân hoặc trói cổ cho đến khi các thợ săn đến. Người ta đào những hố sâu gần 2m, sau đó ủ những nhánh cây và rải thức ăn lên trên để dẫn dụ heo rừng sụp bẫy, có nhiều hố những thợ bẫy còn đặt chông bên dưới, khi rơi xuống, heo rừng sẽ chết và họ dễ dàng mang về nhà. Sau những lần bị sập hố, những con lợn rừng càng trở nên tinh ranh hơn, chúng không bị sập nữa,[6] một kiểu bẫy khác là sử dụng một chiếc bẫy có cấu tạo chiếc bẫy khá đơn giản, gồm sợi dây thòng lọng dùng trói chân con thú được làm bằng 8 bợi dây côn, phanh xe đạp, xe máy nối lại. Một đầu dây buộc vào thanh sắt dài khoảng 70 cm và một chiếc lẫy nhỏ để bật dây thòng lọng khi con thú đi lên, những chiếc hố nhỏ đường kính khoảng 15 cm - 20 cm được khoét sâu khoảng 5 cm và đặt lẫy xuống dưới, trên miệng hố những vòng tròn thòng lọng được đặt khéo léo. Khi trúng bẫy, người ta dùng thanh sắt đánh vào đầu, con lợn lồng lên rồi nằm im sau đó trói chặt con lợn rừng bằng những sợi dây cáp của chiếc bẫy khác. Những tay thợ săn không có kinh nghiệm mới đánh chết lợn, người có kinh nghiệm thì chỉ đập cho nó ngất đi rồi đem đến quán bán nó lại tỉnh lại như vậy bán mới được giá.[9][10]

Một con lợn rừng bị bắn chết

Một số nơi tổ chức bẫy heo rừng bằng hầm. Muốn bẫy, người ta đào một cái hố hình chữ nhật, sâu đến mức làm sao để heo rừng khi bị sa xuống đó không thể nhảy lên chạy thoát được. Hai bên hầm được rào kỹ. Hầm có cửa, có dây dương. Heo rừng đi bên nào cũng đụng phải dây dương. Khi đụng, cánh cửa đánh sầm một cái. Cả bầy heo nằm gọn dưới hầm với cái bẫy có thể tóm được một bầy heo đến bảy con. Khi phát hiện cửa đã sụp, tức heo rừng đã mắc bẫy, nằm gọn dưới hầm, nếu chạy về huy động thêm người ra bắt heo thì chủ hầm phải cởi ngay chiếc áo đang mặc hoặc cái mũ đang đội treo ngay trước miệng hầm. Có như vậy, lúc quay lại, heo vẫn còn dưới hầm. Còn không, chúng sẽ chạy hết.[11]

Một phương pháp khác là dồn đuổi vào lưới, Sau khi giăng lưới ở bìa rừng, nơi heo rừng thường lẻn vào, ông mới thả chó. Heo rừng nghe tiếng hò reo, hoảng quá, cứ nhằm hướng không có người mà lao tới. Kết cuộc, chúng tông nhào vào lưới săn làm tụt trụ đỡ khiến hai dây chiêng hai đầu của lưới kẹp cứng lại. Heo nằm gọn trong lưới. Nhiệm vụ đơn giản của đám thợ săn lúc này là dùng giáo đâm heo. Mỗi lần săn, có khi được nhiều đến bốn, năm con. Ít thì một, hai con. Cũng nhiều lúc tốn công mà chẳng được con nào.[11] Nhiều nơi thiết kế chiếc bẫy làm bằng dây cáp, Cấu tạo chiếc bẫy khá đơn giản gồm hai thanh sắt và một dây cáp bằng 12 sợi dây phanh xe đạp gộp lại, dài chừng 8 đến 10 m. Đầu dây cáp cuộn thành một vòng tròn đường kính 20 cm để lừa heo rừng giẫm chân vào. Cuối dây cáp có một thanh sắt dây 0,5 m, Phần vòng tròn đầu sợi dây cáp của mỗi cái bẫy được đặt trên một hố nhỏ đường kính chừng 20 cm. Khi heo giẫm chân vào hố, con leng trên bẫy bật lên, sợi dây cáp trên miệng hố thắt chân con heo lại khiến nó không bỏ chạy xa được, khi biết heo đã bị mắc vào các gốc cây giữa rừng (do đó nó không lồng lộn lên được để tấn công), thợ săn sẽ cầm một cái dùi lớn bằng sắt nện vào đầu con heo cho đến khi nó chết hẳn.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Săn lợn rừng http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/ky-la-chuyen... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/ky-la-chuyen... http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/dan-choi/thu-s... http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chuyen-la/gi... http://baodanang.vn/channel/6058/201212/San-heo-ru... http://www.baodatviet.vn/khoa-hoc-cong-nghe/the-gi... http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/dai-gia-s... http://dantri.com.vn/chuyen-la/11-tuoi-ha-guc-lon-... http://nld.com.vn/the-thao/di-san-heo-rung-92468.h... http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/lam-thit-lon-nan...